Saturday, June 5, 2021

Liệt dây thần kinh VII ngoại biên do lạnh

Y học cổ truyền cho Liệt dây thần kinh VII ngoại biên là hàn tà gây trúng phong ở kinh lạc

Triệu chứng:

Tại chỗ: sau khi bị lạnh xuất hiện miệng méo, mắt nhắm không kín, khó thổi lửa, huýt sáo, ăn uống nước trào ra bên liệt, nhai cơm đọng lại ở má bên liệt, nhai khó khăn, nhân trung liệt về bên lành, rãnh mũi má mất.
Toàn thân: sợ gió, sợ lạnh, gai rét, tiểu tiện bình thường hoặc trong dài, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn.

Pháp điều trị: Khu phong tán hàn thông kinh hoạt lạc.

Bài thuốc: Đại tần giao thang gia giảm

Khương hoạt 12g Ngưu tất 12g
Độc hoạt 12g Đương quy 12g
Tần giao 8g Thục địa 12g
Bạch chỉ 12g Bạch thược 12g
Xuyên khung 8g Đẳng sâm 12g
Phục linh 12g Bạch truật 12g
Hoàng cầm 8g Cam thảo 6g
Sắc uống ngày 1 thang
Châm cứu:
Cứu, ôn châm, ôn điện châm các huyệt:
Tại chỗ: Toản trúc, Tình minh, Đồng tử liêu, Dương bạch, Thừa khấp, Nghinh hương, Địa thương, Giáp xa, Nhân trung, Thừa tương, Ế phong, Ty trúc không.
Toàn thân: Hợp cốc bên đối diện

Liệt dây thần kinh VII ngoại biên do lạnh


Lưu ý khi điều trị

Rửa mặt bằng nước ấm, mang kín tránh gió bụi.

Thất miên - (Mất ngủ) - ( tâm tỳ lưỡng hư)

Chủ chứng: khó ngủ dễ tỉnh, hoa mắt chóng mặt, hồi hộp hay quên, mệt mỏi không có sức, ăn uống không ngon miệng. Sắc mặt không vinh hoa, lưỡi nhạt rêu trắng mỏng, mạch tượng tế nhược.

Trị tắc: bổ ích tâm tỳ, dưỡng huyết an thần.
Chọn huyệt: châm bổ thần môn, tam âm giao. Hiệu quả giống như bài quy tỳ thang.
Nếu tâm huyết bất thiên nặng hơn gia bổ tâm du có tác dụng dưỡng tâm huyết, hiệu quả tương tự như bài dưỡng tâm thang.
Không ngủ được nặng gia tả phong trì có tác dụng thanh não an miên để trị tiêu.
Nếu như kiêm thấy vùng quản đầy ăn uống kém, chất lưỡi hơn mỡ đó là tỳ dương mất kiện vận, thấp đàm nội sinh gia thêm túc tam lý (trước tả sau bổ), có tác dụng kiện tỳ hóa thấp hòa trung.
Nếu nguyên nhân khí huyết cùng hư tổn châm bổ hợp cốc âm lăng tuyền có tác dụng bổ ích khí huyết để an tâm thần giống như hiệu quả của bài Bát Trân Thang.

Thất Miên - (Mất Ngủ) - (Tâm tỳ Lưỡng Hư)


Friday, September 20, 2019

Chọn nhân xấu - nhận quả xấu!



"Người ta cần học và hành để trở thành 1 hành giả, chứ không phải học để trở thành học giả có kiến thức khoa học để tranh luận hơn thua mà không có kinh nghiệm thực chứng đối với cơ thể mình, vô tình mình trở thành tội phạm lương tâm tiếp tay với những kẻ trục lợi trên thân người bệnh sẽ gặp qủa báo.
Cách chữa bệnh chính là cách điều chỉnh nhân quả vô thường của đạo Phật.
Vô thường là không có gì cố định như cũ mà phải có biến đổi tốt xấu do nhân gây ra hậu quả. Vì thế đạo Phật dạy con người Nhân-Quả để tu sửa mình xấu thành tốt, chọn nhân tốt có quả tốt, một căn bệnh nào đó mà phải uống thuốc suốt đời là không công nhận vô thường, si mê chọn nhân xấu uống thuốc suốt đời phải nhận quả xấu là có bệnh suốt đời."
Và chỉ có thế thôi!

Thursday, September 5, 2019

Vấn thân vào ngành Y

Lương Y thời xưa cũng mang túi thuốc bên mình. Nơi đâu có bệnh thì tới nơi đó chữa bệnh. Vừa giúp người giúp đời, vừa rèn luyện y đức y thuật lại có một khoản làm lộ phí trước ngày dừng chân.


Ngẫm lại, nếu thật tâm với chánh đạo thì không có gì phải thoái thác. Dù cho người đời có mỉa mai, thực hư có lẫn lộn, thì chỉ cần ta giữ được trung đạo của mình, của Thầy ta, ta không còn gì phải nao núng nữa!

Wednesday, September 5, 2018

Ngũ vị trong Đông Y là gì?

Ngũ vị: kết quả khí hóa của âm dương. “Ngũ vị” là 5 thứ vị: cay - ngọt - chua - đắng - mặn (tân - cam - toan - khổ - hàm). Nói chi tiết thì phải kể đến cả vị nhạt (đạm), song nó thường được xếp cùng vị ngọt, cho nên thường chỉ nói đến 5 vị. Ngũ vị liên quan đến thành phần, tác dụng dinh dưỡng và tác dụng điều trị của thức ăn. Thành phần khác nhau thì vị sẽ khác nhau, giá trị dinh dưỡng và tác dụng điều trị cũng sẽ khác. Điều hòa ngũ vị không những là điều hòa sự quân bình về âm dương trong nội bộ cơ thể, mà còn là sự cân bằng giữa cơ thể và môi trường bên ngoài. Một năm có 4 mùa, phải điều hòa ngũ vị sao cho cơ thể hòa hợp được với khí 4 mùa trong trời đất. Cụ thể: mùa Xuân cần hạn chế vị chua và tăng thêm vị ngọt, mùa Hạ nên ăn ít các thứ đắng, mặn và ăn nhiều các thứ cay ấm; mùa Thu cần “giảm cay tăng chua”; mùa Đông nên hạn chế vị mặn và tăng cường vị đắng. Sự điều tiết ngũ vị trong 4 mùa cũng không ngoài mục đích là làm cho âm dương và ngũ hành trong cơ thể vận hành đồng bộ phù hợp với tứ khí 4 mùa trong trời đất. Thuận theo trời đất mà điều hòa thân thể cũng là bí quyết lớn nhất của thuật dưỡng sinh phương Đông.