Wednesday, September 5, 2018

Ngũ vị trong Đông Y là gì?

Ngũ vị: kết quả khí hóa của âm dương. “Ngũ vị” là 5 thứ vị: cay - ngọt - chua - đắng - mặn (tân - cam - toan - khổ - hàm). Nói chi tiết thì phải kể đến cả vị nhạt (đạm), song nó thường được xếp cùng vị ngọt, cho nên thường chỉ nói đến 5 vị. Ngũ vị liên quan đến thành phần, tác dụng dinh dưỡng và tác dụng điều trị của thức ăn. Thành phần khác nhau thì vị sẽ khác nhau, giá trị dinh dưỡng và tác dụng điều trị cũng sẽ khác. Điều hòa ngũ vị không những là điều hòa sự quân bình về âm dương trong nội bộ cơ thể, mà còn là sự cân bằng giữa cơ thể và môi trường bên ngoài. Một năm có 4 mùa, phải điều hòa ngũ vị sao cho cơ thể hòa hợp được với khí 4 mùa trong trời đất. Cụ thể: mùa Xuân cần hạn chế vị chua và tăng thêm vị ngọt, mùa Hạ nên ăn ít các thứ đắng, mặn và ăn nhiều các thứ cay ấm; mùa Thu cần “giảm cay tăng chua”; mùa Đông nên hạn chế vị mặn và tăng cường vị đắng. Sự điều tiết ngũ vị trong 4 mùa cũng không ngoài mục đích là làm cho âm dương và ngũ hành trong cơ thể vận hành đồng bộ phù hợp với tứ khí 4 mùa trong trời đất. Thuận theo trời đất mà điều hòa thân thể cũng là bí quyết lớn nhất của thuật dưỡng sinh phương Đông.

No comments:

Post a Comment